Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Mỹ thời Donald Trump không hề quên Biển Đông
Tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã phần nào xoa dịu quan ngại rằng Mỹ đang thờ ơ với tranh chấp tại Biển Đông.

 


Đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á từng cảm thấy bất an khi báo chí Mỹ đầu tháng 5 cho biết mấy tháng đầu của nhiệm kỳ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump từng 3 lần từ chối các yêu cầu tuần tra xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

 

chinh quyen my thoi donald trump khong he quen bien dong hinh 1

 

Ảnh chụp công trình xây đường băng phi pháp của Trung Quốc trên đảo nhân tạo ở Đá Vành Khăn ngày 8/9/2015 – Ảnh: CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe

 

Đây được coi là một sự “thụt lùi” trong chính sách của Mỹ đối với khu vực có vai trò chiến lược này. Dư luận càng có cơ sở khi mà những hoạt động ngoại giao và quân sự được Mỹ triển khai dày đặc nhằm giải quyết “điểm nóng” Triều Tiên. Trong đó, có cả những động thái được hiểu là “nhượng bộ” để Trung Quốc giúp đối phó với cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

 

Quan ngại đã được dỡ bỏ phần nào với bài phát biểu trực diện của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore.

 

“Quy mô và tác động của các hoạt động xây cất của Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông khác với các quốc gia khác trên các tiêu chí quan trọng. Nó thực chất là việc quân sự hóa, Trung Quốc đã không tôn trọng luật pháp quốc tế, coi thường lợi ích của các quốc gia khác, và phớt lờ các giải pháp không đối đầu cho vấn đê” - Ông James Mattis nói tại Diễn đàn an ninh quan trọng này.

 

Đây được coi là phát ngôn đầu tiên của chính quyền Mỹ nhắm trực tiếp vào các hành động xây cất và quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông.

 

“Chúng tôi phản đối các nước đang quân sự hóa các đảo nhân tạo và thực thi các tuyên bố hàng hải quá đáng không được luật quốc tế thừa nhận. Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận những thay đổi nguyên trạng mang tính đơn phương và ép buộc.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thẳng thắn tuyên bố.

 

Phát biểu này lập tức khiến Trung Quốc tức giận. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cuối ngày 4/6 gọi những lời chỉ trích của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis là “phát biểu vô trách nhiệm”. Trung Quốc tiếp tục giải thích rằng các công trình xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam là nhằm “cải thiện điều kiện sống của người dân tại đây, duy trì chủ quyền và thực hiện các trách nhiệm quốc tế của Trung Quốc”.

 

Thực tế, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa hề “quên” việc duy trì vai trò tại khu vực Biển Đông.

 

Các nguồn tin này nói ông Mattis và ban lãnh đạo Lầu Năm Góc muốn đánh giá kỹ lưỡng tác động chiến lược của những cuộc tuần tra này với chính sách an ninh quốc gia tổng thể. Bộ trưởng Mattis không hẳn là phản đối tuần tra tự do hàng hải, nhưng ông đang xem xét lại các động thái quân sự của Mỹ trên toàn thế giới.

 

Và tới thời điểm này, chính quyền Mỹ, mà cụ thể là giới chức quốc phòng đã có đủ dữ liệu để đưa ra quyết định.

 

Cuối tháng 5, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016, và cũng là lần đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, một tàu của hải quân Mỹ đã thực thi vai trò của mình. Tàu khu trục USS Dewey đã tuần tra xung quanh Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa.

 

Đá Vành Khăn là một trong 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đã xây ba đường băng cấp quân sự trên các đảo nhân tạo này.

 

Các động thái chính trị cũng được triển khai mà mới nhất là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế.

 

Trong bản tuyên bố chung Việt – Mỹ hồi tuần trước, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Tổng thống Donald Trump cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

 

Mỹ cũng duy trì các cam kết với các đối tác và đồng minh tại khu vực châu Á Thái Bình Dương bằng việc chuyển giao các tàu tuần tra cho Việt Nam và Phillipines thời gian qua.

 

Mỹ sẽ có thể làm gì?

 

Giới quan sát quốc tế đang đưa ra nhiều phỏng đoán về những động thái mà chính phủ Mỹ có thể thực hiện nhằm thực thi các cam kết về giữ gìn trật tự tại khu vực.

 

“Tổng thống Trump có thể chuyển những quan ngại về kế hoạch của Trung Quốc đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Máy bay và tàu chiến của Mỹ có thể thực thi các hoạt động tuần tra trong khu vực giống như dưới thời của cựu Tổng thống Barack Obama” - Ross Babbage nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá ngân sách tại Washington nói.

 

Lựa chọn này dường như không đe dọa sự hợp tác của Bắc Kinh trong các lĩnh vực khác mà Mỹ đang cần sự trợ giúp của Trung Quốc, ví dụ như vấn đề Triều Tiên. Một khả năng chính sách nữa là Mỹ xây dựng một chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc.

 

Theo Babbage, cách làm này đòi hỏi một cách tiếp cận dài hạn cả về ngoại giao, kinh tế, địa chiến lực, pháp lý và quân sự. Chiến lược này cần được thiết kế từng bước nhằm thách thức sự quyết đoán của Trung Quốc, khuyến khích các hành động có trách nhiệm và bảo vệ những lợi ích cốt lõi của Mỹ và các đối tác tại đây./
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    TQ ngang nhiên lên kế hoạch triển khai hệ thống quan sát dưới Biển Đông (30-05-2017)
    G7 phản đối quân sự hóa biển Đông (28-05-2017)
    Mỹ không thay đổi lập trường về biển Đông (07-05-2017)
    Tuyên bố sắp tới của ASEAN về tranh chấp Biển Đông (26-04-2017)
    USS Carl Vinson qua biển Đông 'hội quân' tàu chiến Nhật (23-04-2017)
    Tháng 11 ông Trump sẽ đến Việt Nam bàn về biển Đông (21-04-2017)
    Ông Trump gọi điện chúc mừng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (18-04-2017)
    Dư luận Mỹ vẫn nghi Nga “giật dây” Donald Trump (17-04-2017)
    Biên giới Trung-Triều tĩnh lặng giữa căng thẳng (15-04-2017)
    Điện Kremlin tiết lộ thu nhập của Tổng thống Putin (15-04-2017)
    Bán dâm - cái bẫy bủa vây phụ nữ nghèo ở Nhật (11-04-2017)
    VN lên tiếng về việc Philippines muốn củng cố thực thể ở Biển Đông (09-04-2017)
    Mỹ, Nhật, Hàn tổ chức tập trận chống ngầm Triều Tiên (03-04-2017)
    Philippines, Trung Quốc đàm phán trực tiếp về tranh chấp Biển Đông (29-03-2017)
    Thủ tướng Lý Hiển Long: 'Cần tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông' (23-03-2017)
    Trung Quốc tính xây nhiều trạm quan sát môi trường ở Biển Đông (17-03-2017)
    Nghị sĩ Mỹ ra dự luật trừng phạt TQ vì hành động ở Biển Đông (17-03-2017)
    TQ nói sẽ thúc đẩy đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (15-03-2017)
    Trung Quốc tính mở tour hàng không trái phép tới Hoàng Sa (08-03-2017)
    Trung Quốc sắp đưa hai tàu khảo sát hiện đại ra Biển Đông (03-03-2017)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153090737.